Hệ thống nhà thông minh zigbee đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam khi thiết kế ngôi nhà hiện đại. Hệ thống zigbee được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, zigbee vẫn không tránh khỏi tình trạng ngoại tuyến như WIFI hay Bluetooth. Theo dõi nội dung bài viết của HomeKit để giải quyết tình trạng ngoại tuyến của zigbee nhé.
Nội dung
Bạn đã biết về zigbee chưa? Zigbee là gì?
Zigbee là một loại tần sóng không dây trong hệ thống IoT (Internet of Things). Tần sóng không dây này hoạt động theo chuẩn IEEE 802.15.4, tương tự sóng WI-FI. Tuy nhiên, zigbee sử dụng ít năng lượng hơn, phù hợp với các thiết bị nhỏ gọn, chạy bằng pin. Zigbee có độ phủ sóng lên tới 100m.
Mặt khác, sóng zigbee không có khả năng xuyên tường dày hoặc vật thể lớn. Bạn cần chọn vị trí lắp đặt phù hợp để kết nối các thiết bị khác. Ngoài ra, Zigbee được xây dựng thành một bộ thiết bị trung tâm chuyên dụng gọi chung là HUB. Thiết bị trung tâm Hub này có tác dụng phát, truyền, giải mã và điều khiển các thiết bị kết nối. Với hệ thống xử lý trung tâm này, zigbee vẫn hoạt động khi mất kết nối WI-FI.
Cách mở rộng độ phủ sóng zigbee trong nhà
Sử dụng các thiết bị phụ ở các khoảng trống
Tần sóng Zigbee mở rộng độ phủ sóng bằng thiết bị phụ. Các thiết bị phụ có cấp điện ổn định làm một thiết bị “Mesh Zigbee” (hệ thống các thiết bị sử dụng tần sóng không dây cùng mạng lưới). Các thiết bị phụ khi bắt đầu hoạt động có tác dụng khuếch tán sóng không dây trong hệ thống.
Các thiết bị phụ có thể là công tắc thông minh, ổ cắm điện tử… được đặt ở nhiều vị trí trống trong ngôi nhà. Các thiết bị phụ này phải đảm bảo cùng chung hệ thống zigbee.
Lắp đặt thêm bộ xử lý trung tâm Hub Zigbee mở rộng
Tương tự cách WI-FI mở rộng tần sóng bằng việc lắp thêm thiết bị kích sóng, Hub thứ hai trở thành bộ điều khiển trung tâm phụ. Khi dùng cách thức này, bạn cần chuyển đổi qua lại giữa 2 hub để điều khiển thiết bị khác.
Nếu bạn đang sử dụng nền tảng nhà thông minh của Google Home, Amazon Alexa; việc chuyển đổi giữa 2 trung tâm HUB Zigbee trở nên đơn giản hơn.
Cách thức xác định một thiết bị trung tâm đã phủ hết sóng trong nhà
Trên thực tế, không có cách nào xác định được tần sóng đã được phủ toàn bộ trong nhà. Về cơ bản, các thiết bị trung tâm đã mô tả khoảng cách kết nối từ 10 – 15m. Khi gặp vật cản, nhiễu sóng… vẫn ảnh hưởng đến tốc độ truyền phát zigbee của thiết bị.
Do đó, khi bắt đầu lắp đặt hệ thống không dây cho ngôi nhà thông minh, bạn cần thảo luận với đơn vị lắp đặt để tính toán, thiết kế phù hợp. Mẹo nhỏ là người dùng có thể lắp đặt thử vài thiết bị phụ với 1 hub trước để đo lường khoảng cách truyền tín hiệu.
Ngoài ra, lắp đặt bộ xử lý trung tâm hub cần có khoảng cách tối thiểu 1m giữa các thiết bị truyền sóng và modem WI-FI. Đây là khoảng cách an toàn để tránh các tần sóng không dây bị nhiễu sóng trong suốt thời gian hoạt động.
Mời bạn tham khảo một số thiết bị sử dụng sóng Zigbee tại HomeKit:
Trên đây là thông tin cơ bản về tần sóng zigbee và cách mở rộng độ phủ sóng. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu thêm về zigbee. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ HomeKit để được tư vấn, giải đáp nhé!